Theo giới quan sát, chính trường Việt Nam hiện nay với những chuyển động ngầm mang tính chiến lược. Ở đó, đang diễn ra một giai đoạn tái cấu trúc quyền lực đáng chú ý trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 14.
Tổng Bí thư Tô Lâm, từng được xem là người nắm quyền lực vượt trội, thì đến nay đang đối mặt với những dấu hiệu suy yếu rõ rệt. Ngược lại, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nổi lên như một nhân tố trung tâm, đang đóng vai trò một “tay chơi” quyền lực đầy tham vọng.
Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, ông Trần Thanh Mẫn trong vai trò người đứng đầu Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp, với những phát biểu mạnh mẽ về vấn đề nội bộ của Đảng Cộng sản Việt nam.
Lâu nay, ông Trần Thanh Mẫn với xuất thân từ Nam bộ được đánh giá là một chính khách ít có tham vọng quyền lực. Với kinh nghiệm dày dạn trong công tác Mặt trận, ông Mẫn từ lâu được xem là một lãnh đạo “trung dung”, không phe phái.
Tuy nhiên, những động thái gần đây của ông Mẫn đã cho thấy ông không chỉ dừng lại ở vai trò người trung dung, mà đang từng bước trở thành một “kẻ định đoạt” trong bàn cờ quyền lực của chính trường Việt nam.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được đánh giá là đang nổi lên như một nhân vật trung tâm, tận dụng vị trí lập pháp để định hình cục diện chính trị trong nội bộ của đảng.
Ngày 5/5/2025, với tư cách người đứng đầu Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Mẫn nhấn mạnh rằng đảng viên lãnh đạo phải “hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung”, đồng thời công khai thúc đẩy sớm sửa đổi Hiến pháp ngay trong năm 2025.
Động thái này, là trực tiếp đối đầu với ý định của ông Tô Lâm, người muốn trì hoãn quá trình sửa đổi Hiến pháp đến sau Đại hội 14, khi Đảng đã sửa đổi xong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng.
Sự bất đồng diễn ra công khai tại Quốc hội là một diễn biến hiếm thấy, đã cho thấy Chủ tịch Trần Thanh Mẫn không ngần ngại thách thức vai trò lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đây là, dấu hiệu cho thấy sự đồng thuận của tập thể của Bộ Chính trị đang cố gắng phân tán quyền lực, nhằm hạn chế ảnh hưởng của Tổng Bí thư trong các vấn đề liên quan đến cải cách thể chế.
Mới nhất, ngày 11/5/2025, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn lại tiếp tục gây chú ý khi phát biểu về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 về công tác Nhân sự.
Theo đó, ông Mẫn đã nhấn mạnh về yêu cầu với các lãnh đạo cấp cao “tuyệt đối tránh tiêu cực, tư tưởng cục bộ địa phương, lợi ích nhóm” trong công tác nhân sự “chủ chốt”.
Theo giới phân tích chính trị, sự nổi lên của ông Trần Thanh Mẫn trong bối cảnh Tổng Bí thư Tô Lâm, và phe Bộ Công an đang suy yếu. Đã nói lên 3 vấn đề quan trọng của chính trường Việt Nam hiện nay, đó là:
– Thứ nhất, việc ông Mẫn đang trở thành tâm điểm đã cho thấy Bộ Chính trị đang hướng tới mô hình lãnh đạo tập thể theo truyền thống, và không ủng hộ việc tập trung quyền lực vào tay một cá nhân.
Điều này cũng phản ánh sự trỗi dậy của các phe phái khác, đặc biệt là nhóm kỹ trị miền Nam, vốn có mối quan hệ gần gũi với ông Mẫn do gốc gác miền Nam.
– Thứ hai, Quốc hội đang dần trở thành một công cụ đối trọng trong đảng, chứ không còn là cơ quan “đóng dấu” các Nghị Quyết của Đảng như trước đây. Dưới sự lãnh đạo của ông Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đang thể hiện vai trò tích cực hơn trong việc kiểm soát quyền lực.
Việc bác bỏ đề xuất của Bộ Công an và tăng cường nguồn lực cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là minh chứng rõ ràng cho thấy Quốc hội đang có vai trò như một phe cánh chính trị, để tham gia giành ảnh hưởng.
– Thứ ba, với các động thái mang tính “đối trọng” với ông Tô Lâm, đã cho thấy, ông Mẫn đang gửi đi một tín hiệu chính trị rằng ông ta không chỉ hài lòng với vị trí Chủ tịch Quốc hội như hiện nay.
Theo giới thạo tin, tại Đại hội Đảng sắp tới đây, ông Trần Thanh Mẫn không chỉ trở thành ứng viên sáng giá cho các vị trí “tứ trụ”. Mà thậm chí còn có thể trở thành Tổng Bí thư, nếu các phe phái chống ông Tô Lâm hiện nay đạt được đồng thuận về một lãnh đạo trung dung.
Sự “trong sạch” về lý lịch và khả năng kết nối với các nhóm quyền lực khác là lợi thế lớn của ông Trần Thanh Mẫn. Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Trà My – Thoibao.de