Thời gian gần đây, ở Việt Nam đã chứng kiến làn sóng cải cách quy mô lớn, với các chính sách như bỏ cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính, và tinh gọn bộ máy.
Những thay đổi này mang dấu ấn rõ nét của Tổng Bí thư Tô Lâm, người đã tận dụng Bộ Công an để biến bộ này thành trụ cột “xương sống” của hệ thống chính trị trong việc kiểm soát, và điều hành nhà nước.
Với việc bỏ Công an cấp huyện, để từ đó, bắt buộc cả hệ thống chính trị phải đi theo Bộ Công an, đã giúp Tô Lâm nắm quyền điều phối trực tiếp, và tạo ra một cơ cấu “siêu quyền lực” trong bộ máy quản lý quốc gia.
Theo giới quan sát, các chính sách này không liên quan đến vấn đề cải cách thể chế nhằm đưa đất nước bước sang một “kỷ nguyên mới” như lời rao rảng đầy quyến rũ của ông Tô Lâm với dân chúng.
Điều đó chỉ nhằm phục vụ mục tiêu của Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh Bộ Công An, nhằm củng cố quyền lực, và dọn đường cho việc nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư Kiêm Chủ tịch Nước.
Nhưng, khi Đại hội 14 của Đảng đang đến gần, những biến động chính trị trong nội bộ đảng đã bắt đầu “xoay chiều”, và đã đặt Tổng Bí thư Tô Lâm – kiến trúc sư trưởng của các chính sách cải cách đã bị công luận nghi ngờ.
Theo giới chuyên gia, việc bỏ cấp huyện đang thay đổi trật tự xã hội tồn tại cả ngàn năm, và để kiến tạo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh, và xã) sẽ có tới hơn 8 ngàn địa danh lịch sử phải lùi vào quá khứ.
Các địa phương như nổi danh như Hội An, Đà Lạt…, là minh chứng cho những bất cập của cải cách. Trong khi các đề xuất sáp nhập nhiều tỉnh đã vấp phải phản đối mạnh mẽ từ địa phương.
Mới nhất, ngày 10/5/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết khi điều chỉnh địa giới, sáp nhập các địa phương thì quy hoạch tỉnh cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp, nếu không các địa phương sẽ bị bó tay.
Điều đó đã cho thấy, công cuộc cải cách lần này của Tổng Bí thư đã thiếu sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, thiếu sự đồng thuận từ người dân, khiến tính bền vững của các chính sách đã bị đe dọa.
Những dấu hiệu suy yếu quyền lực của ông Tô Lâm và phe cánh Bộ Công an trong thời gian gần đây, đã cho thấy “gió đã xoay chiều” đối với vị thế quyền lực của ông Tô Lâm trong nội bộ của đảng.
Trong khi, trên chính trường phe cải cách kinh tế do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn dắt đang giành lợi thế, với sự hậu thuẫn ngầm từ một số đông, còn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận cũng đang được sự ủng hộ rất lớn.
Ở chiều ngược lại, đề xuất việc Sưa đổi Hiến pháp của ông Tô Lâm – trên cương vị người đứng đầu của đảng Cộng sản Việt nam lại bị báo chí gỡ bỏ nhanh chóng. Những dấu hiệu này đã cho thấy ông Tô Lâm rõ ràng đang suy giảm quyền lực.
Một câu hỏi được đặt ra, nếu ông Tô Lâm không giữ được ghế Tổng Bí thư sau Đại hội 14, thì công cuộc cải cách và sáp nhập hành chính đầy tham vọng của ông sẽ đi về đâu?
Theo giới chuyên gia, sẽ có 3 kịch bản có thể xảy ra. Đó là: 1. Đình chỉ toàn bộ cuộc cải các vì thiếu sự đồng thuận và không hiệu quả; 2. Xem xét lại toàn diện để xây dựng một hệ thống hành chính hiệu quả hơn; 3: Có thể, được thay thế bằng một mô hình phân quyền linh hoạt hơn.
Sự trỗi dậy của Quân đội và nhóm cải cách kinh tế sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình tương lai của công cuộc cải cách.
Hai nhóm này có xu hướng phản đối các chính sách áp đặt từ trên xuống, đồng thời họ cũng muốn kiềm chế vai trò quá lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ Công an, về sự lạm quyền, bất chấp kỷ cương của Đảng.
Như vậy, nếu ông Tô Lâm thất thế, các chính sách mang dấu ấn của ông gần như chắc chắn sẽ đối mặt với một cuộc xem xét lại toàn diện.
Và một lãnh đạo hàng đầu của đất nước dù là ai, nếu không vượt qua cám dỗ quyền lực và đặt lợi ích quốc gia lên trên hết thì khó có thể tồn tại.
Trà My – Thoibao.de