Dân khốn khổ không có tiền chữa bệnh, vì sao Quân Đội vẫn đốt tiền cho diễu binh?

Những ngày gần đây, vụ việc bé trai được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cấp cứu nhưng bị các bác sĩ từ chối, và yêu cầu phải đóng đủ tiền mới “cấp cứu” đã gây làn sóng bức xúc trong dư luận.

Sáng 5/5/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm cháu bé này, và đưa ra yêu cầu ngành Y tế phải cấp cứu người bệnh “bất kể lý do gì”. Nhưng, trường hợp bệnh nhân không đóng tiền thì xử lý như thế nào vẫn không có câu trả lời? 

Công luận cho rằng, khi có bệnh nhân cấp cứu nhưng không có tiền đóng phí thì cần phải có một quỹ đặc biệt để chi trả, nhằm cứu chữa bệnh nhân mà các bác sĩ không bị sức ép phải nộp đủ tiền mới cấp cứu. 

Đây là một đòi hỏi hết sức chính đáng và cần thiết, hơn nữa, khi lãnh đạo Việt nam vừa tuyên bố mục tiêu đầy tham vọng về chữa bệnh miễn viện phí cho toàn dân.

Trong khi đó, dư âm của Lễ diễu binh “hoành tráng” kỷ niệm 50 năm ngày 30/4 chưa kịp lắng xuống. Thì dư luận lại “choáng” trước thông tin các lực lượng vũ trang đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc diễu hành quy mô lớn, để kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. 

Trong bối cảnh người dân vật lộn với giá cả leo thang, bệnh viện thiếu thuốc, và những bê bối quản lý như vụ việc tại Bệnh viện ở Nam Định. Công luận đặt câu hỏi: Tại sao ngân sách vẫn đổ vào các sự kiện phô trương không cần thiết, thay vì ưu tiên cho y tế?

Đặc biệt, khi công cuộc chống tham nhũng có thể mang lại nguồn lực đáng kể. Theo Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí mới đây cho biết, chỉ chưa đầy nửa năm, các tòa án đã thu hồi tài sản trị giá hơn 32.399 tỷ đồng, trong đó 30.321 tỷ đồng đã được khắc phục.

Con số này đã cho thấy tiềm năng to lớn từ việc chống tham nhũng triệt để “không có vùng cấm”. Va nếu nguồn lực này được tận dụng để đầu tư vào y tế, thì mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân có thể không còn là “việc khó”.

Nhưng, chỉ riêng năm 2025, chính quyền Việt nam đã tổ chức 2 lễ diễu binh mang tính phô trương và hết sức tốn kém. Với chi phí ước tính hàng nghìn tỷ đồng đã khiến cho dư luận xã hội hết sức bức xúc.

Theo nguồn tin nội bộ tiết lộ cho hay, Kế hoạch diễu binh của Bộ Quốc phòng mang bí số A80 sắp tới đây, có quy mô không thua kém, thậm chí có thể vượt lễ kỷ niệm 30/4 vừa qua.

Công luận đặt câu hỏi, liệu những màn trình phô diễn quân sự tốn kém này có thực sự tôn vinh lịch sử, hay chỉ là “sân khấu” quyền lực để phục vụ cho một nhóm lợi ích trong nội bộ của Đảng Cộng Sản Việt nam? 

Theo giới phân tích, lễ diễu binh 30/4 là cách của phe Quân đội khẳng định vị thế trở lại trong hệ thống quyền lực. Thì sự kiện ngày 2/9 tới đây, có thể được phô diễn với số lượng khí tài và lực lượng quân sự hùng hậu chưa từng thấy.

Đây là động thái chính trị rõ ràng hơn, khi Đại hội 14 đang đến gần, Quân đội có thể đang tìm cách củng cố ảnh hưởng chính trị, trong bối cảnh cạnh tranh nội bộ gay gắt. Nhằm khẳng định sự trở lại của lực lượng Quân đội với vai trò là trung tâm quyền lực. 

Theo đó, các hoạt động mang tính biểu dương lực lượng như diễu binh có thể được sử dụng để khẳng định quyền lực của phe Quân đội. Trong việc đưa ra các quyết định lớn của đất nước, cũng như sự ổn định chính trị trong nội bộ của đảng. 

Tuy nhiên, công luận đặt câu hỏi, nếu nhà nước có thể chi hàng nghìn tỷ đồng cho hai lễ diễu binh trong một năm. Cộng với chi phí thu hồi từ tài sản tham nhũng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, tại sao không tiết kiệm để ưu tiên cho nguồn lực cho y tế? 

Đây là, một con số đủ để cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng y tế hoặc cung cấp thuốc thiết yếu, và để giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân. 

Lễ diễu binh, dù mang ý nghĩa biểu tượng, nhưng không thể thay thế những giá trị thực tế mà người dân cần. Đó là, một hệ thống y tế hiệu quả, một nền kinh tế ổn định, và một chính quyền thực sự minh bạch. 

Trà My – Thoibao.de