Tổng Bí thư Tô Lâm đã tính toán gì khi tham dự Lễ Duyệt binh Ngày 9/5 tại Nga?

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng (9/5/1945 – 9/5/2025) tại Moscow là một sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng lớn đối với Nga, và các quốc gia theo xu hướng chuyên quyền cũng như các nước Cộng sản cũ trước đây. 

Việc Tổng Bí thư Tô Lâm quyết định tham dự sự kiện này, đã bất chấp căng thẳng với Hoa Kỳ sau lễ diễu binh 30/4/2025. Điều đó, đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về định hình chiến lược đối ngoại của ông Tô Lâm trong bối cảnh nội bộ của Đảng đang chia rẽ và áp lực quốc tế gia tăng. 

Theo giới phân tích quốc tế, chuyến công du Nga và một số quốc gia Trung Á của ông Tô Lâm lần này, không chỉ là một động thái ngoại giao mà còn là một nước cờ chính trị tinh vi. Đây là, những nỗ lực cân bằng giữa quyền lực trong đảng, cũng như vị thế quốc tế của người đứng đầu của Đảng.

Khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 14, trong khi các phe phái trong nội bộ đảng đang cạnh tranh khốc liệt để giành lợi thế cho tương lai chính trị của mình. 

Trên cương vị Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đang phải đối mặt với mâu thuẫn sâu sắc giữa phe Bộ Công an do ông dẫn dắt, và phe Quân đội, vốn được hậu thuẫn bởi các nhóm bảo thủ thân Trung Quốc. Mà trong Lễ diễu binh 30/4 vừa qua đã bộc lộ rõ những căng thẳng này. 

Đáng chú ý, bài phát biểu “quan trọng” của Tổng Bí thư Tô Lâm sử dụng ngôn từ chống “đế quốc Mỹ”, được cho là một sự thay đổi bất ngờ so với lập trường đối ngoại ngả sang phương Tây và thân Hoa kỳ trước đây.

Đây là hệ quả từ việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đang chịu áp lực lớn từ phe Quân đội và các nhóm bảo thủ, vốn muốn khẳng định lập trường chống phương Tây và củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống như Trung Quốc và Nga.

Chuyến thăm Nga và tham dự Lễ Duyệt binh ngày 9/5/2025 là một động thái mang tính biểu tượng, để tạm thời xoa dịu phe Quân đội và nhóm bảo thủ đang cố gắng lấy lại vị thế sau thời gian bị ông Tô Lâm và Bộ Công an lấn át. 

Điều đó, sẽ giúp ông Tô Lâm củng cố hình ảnh vẫn “giữ vững” lập trường Xã hội Chủ nghĩa, để đáp ứng yêu cầu của phe Quân đội và các nhóm bảo thủ trong đảng, để giảm thiểu nguy cơ bị cô lập trong nội bộ. 

Đây là một tính toán mang tính “chiến thuật” nhằm duy trì quyền lực trước thềm Đại hội 14, khi Tô Lâm phải đối mặt với các đối thủ tiềm năng như Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đại tướng Phan Văn Giang hay Chủ tịch nước Lương Cường.

Quyết định của ông Tô Lâm tham dự lễ duyệt binh tại Nga, ngay sau khi Mỹ cấm quan chức cấp cao tham dự lễ 30/4/2025. Đã cho thấy, đây là một sự điều chỉnh mang tính chiến lược nhằm củng cố quan hệ với khối Xã hội Chủ nghĩa, để khẳng định quyền tự chủ của Hà nội trước các áp lực “ác ý” từ Washington.

Đồng thời, gửi tín hiệu tới cả Nga và Trung Quốc rằng Việt Nam vẫn giữ vững cam kết với các đồng minh Xã hội Chủ nghĩa. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Trung Quốc dè dặt với Tô Lâm.

Bằng cách chọn Moscow thay vì Bắc Kinh làm điểm đến chính thức, Tô Lâm thể hiện sự khéo léo. Đó là, Tô Lâm có thể trấn an Trung Quốc qua mối liên kết gián tiếp với Nga, nhưng tránh cam kết trực tiếp vì có thể làm cho Việt Nam càng phụ thuộc sâu hơn vào Bắc Kinh.

Nhưng, rất có thể ông Tô Lâm đang đặt cược với rằng Mỹ, nếu Tổng thống Donald Trump tiếp tục phản ứng quá mạnh với Việt nam sẽ làm tổn hại quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước.

Chuyến tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 tại Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm là một nước cờ chính trị đa chiều. Tuy nhiên, động thái này mang rủi ro cao, từ việc làm tổn hại quan hệ với Mỹ. Và khả năng cao vẫn không giành được sự ủng hộ từ các phe phái chống Tổng Bí thư trong nội bộ đảng và ban lãnh đạo Bắc Kinh.

Trà My – Thoibao.de